Còn tại tỉnh Bến Tre cũng đầu tư nguồn kinh phí khoảng 20 tỷ đồng để đắp 2 đập tạm trên sông Ba Lai, thuộc địa bàn thị trấn Châu Thành và xã Tân Phú, huyện Châu Thành. Tuy nhiên, nước mặn xâm nhập vào sông Ba Lai quá nhanh; trong khi đó các công trình này thi công với thời gian dài, nên nước bên trong đập tạm hiện vẫn ở mức hơn 3‰.
Ông Nguyễn Hữu Thiết, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Châu Thành cho biết, đập tạm chỉ phát huy hiệu quả khi hoàn thành trong thời điểm nước ngọt mới trữ ngọt. Còn công trình này hợp long khi nước đã mặn thì không hiệu quả: “Đập tạm nếu đắp sớm để còn nước ngọt giữ lại thì mới hiệu quả. Còn đắp đập tạm khi toàn địa bàn đều nhiễm mặn thì đập tạm không phát huy tác dụng. Đắp đập tạm để giữ nước ngọt lại mà không còn nước ngọt để giữ thì không hiệu quả gì”.
![]() |
Đập tạm ngăn mặn ở sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. |
Hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đang tích cực thực hiện một số giải pháp để cải thiện nguồn nước bên trong đập ngăn mặn, chủ động đón nguồn nước ngọt từ sông Mekong tràn về. Tuy nhiên, đây cũng là bài học kinh nghiệm trong công tác phòng chống hạn mặn của những năm tiếp theo
Xem đầy đủ bài viết nhấp vào đây